- Đặt nấu tiệc tại nhà
- Đặt tiệc bàn - Dịch vụ tổ chức tiệc bàn uy tín tại TPHCM
- Tiệc tân gia
- Đặt tiệc chay
- Kinh nghiệm tổ chức tiệc Công ty trọn gói
- Đặt tiệc tại nhà Bến Cát
- Đặt tiệc BBQ - Dịch vụ tổ chức tiệc BBQ
- Đặt tiệc tại nhà ở Nhà Bè
- Dịch vụ Đặt tiệc tại nhà quận Bình Thạnh
- Bảng giá cho thuê thiết bị tổ chức sự kiện, đãi tiệc
- Dịch vụ tổ chức và bảng báo giá tiệc cưới trọn gói TPHCM
- Tổ chức lễ khai trương trọn gói
- Dịch vụ tổ chức tiệc Buffet trọn gói ngon tại nhà
- Đặt tiệc tại nhà Bình Tân
- Tiệc thôi nôi là gì ? Kinh nghiệm đặt tổ chức tiệc cho bé
- Đặt tiệc tại nhà Củ Chi
- Đặt tiệc tại nhà Bình Dương
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 11
- Đặt tiệc tại nhà Biên Hòa
- Tiệc tất niên trọn gói
- Đặt tiệc tại nhà quận 9
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 10
- Trang trí nhà - bàn gia tiên trọn gói
- Dịch vụ Nấu tiệc tại nhà quận Bình Tân uy tín, chất lượng
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 4
- Dịch vụ nấu cỗ trọn gói tại nhà Hà Nội
- Dịch vụ tổ chức sinh nhật trọn gói đơn giản tại TPHCM
- Đặt tiệc tại nhà Dĩ An
- Đặt tiệc tại nhà Hóc Môn
Lễ Đính Hôn - những điều bạn nên biết
Lễ cưới là đích đến của tình yêu mà các cặp đôi luôn khao khát được hướng tới. Trong văn hóa Phương đông, để tổ chức một đám cưới cân rất nhiều công đoạn. Tuy ngày nay chúng ta đã bỏ bớt một số hủ tục lạc hậu. Đính hôn là một phần không thể thiếu trước khi tiên hành lễ kết hôn, trong lễ đính hôn có những điều bạn nên biết để cuộc sông lứa đôi được trọn vẹn và hạnh phúc lâu dài. Tham khảo ngay kinh nghiêm tổ chức lễ đinh hôn nhé.
Lễ Đính Hôn - những điều bạn nên biết
Lễ đính hôn hay vẫn được biết đến với cái tên lễ ăn hỏi là một buổi tiệc để thông báo chính thức về việc hứa gả đôi trẻ của nhà trai và nhà gái. Đây được xem như là bước đệm quan trọng cho việc tiến tới hôn nhân của các cặp đôi. Đây là một trong các bước đầu tiên để tổ chức một lễ cưới hoàn chỉnh nên sẽ rất quan trọng.
Tuy nhiên, các bạn trre thường hay gặp khó khăn. Bởi lẽ, lần đầu nên chắc sẽ có những lúng túng, băn khoăn. Quả thật, có rất nhiều điều cần biết, cần chuẩn bị nếu bạn muốn có một lễ đính hôn thành công. Vậy nên, hôm nay mình sẽ chia sẻ với cả nhà những điều cần biết trong tiệc đính hôn nhé.
Nghi thức lễ đính hôn diễn ra như thế nào ?
Lễ đính hôn thường gồm phần lễ và phần tiệc, đều diễn ra tại nhà gái, nên trong ngày đính hôn, nhà gái cần chuẩn bị chu đáo. Ngoài ra, đồng phục của cô dâu - chú rể cũng rất quan trọng. Họ cần mặc trang mục như thế nào hợp lý ?
Trang phục của cô dâu trong ngày lễ thông thường là 1 bộ áo dài truyền thống, màu sắc cơ bản: đỏ, hồng, trắng,... bên cạnh cùng với chú rể là một bộ vest lịch lãm, sang trọng. Điều quan trọng không thể thiếu trong ngày lễ đó là một cặp nhẫn đính hôn. Từ khoảnh khắc trao nhẫn cho nhau là cả hai đã là người một nhà.
Các nghi thức trong lễ đính hôn sẽ được diễn ra đúng trình tự sau:
Lễ vật cần thiết trong ngày lễ ?
Sính lễ là không thể thiếu và đó cũng là lễ vật quan trọng nhất trong buổi lễ. Số lượng sính lễ cần đúng theo phong tục của các vùng miền:
- Miền Nam lễ vật theo số chẵn 6, 8 hoặc 10...
- Miền Bắc lễ vật theo số lẻ 5, 7 hoặc 9....
Sính lễ do nhà trai chuẩn bị và mang đến nhà gái. Thông thường lễ vật gồm có:
- Trầu cau: Lễ vật đầu tiên và quan trọng nhất. Trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, quả cau cùng lá trầu xanh là biểu tượng cho tình yêu sắt son mặn nồng của đôi uyên ương.
- Rượu và trà: Lễ này tượng trưng cho lòng hiếu thảo, thành kính của cô dâu chú rể đối với ông bà, tổ tiên.
- Hoa quả tươi: Sự ngọt ngào từ lễ vật này như lời chúc phúc cho đôi uyên ương hạnh phúc và con cháu đầy đàn.
- Bánh hỏi: Thường đi đôi với nhau như bánh cốm – bánh phu thê hoặc bánh chưng – bánh giầy. Cặp bánh này được ví như âm dương ngũ hành nhằm thể hiện sự sắt son của cô dâu xứng cùng sự mạnh mẽ của chú rể.
- Bánh kẹo và mứt sen ( có thể thay bằng bánh kem): Trà là biểu tượng cho lòng kính trọng, hiếu thảo của con cái với tổ tiên. Mứt sen tượng trưng cho cho con cái, chính là kết tinh tình yêu của lứa đôi.
Đến giờ lành làm lễ, nhà trai tiến dần vào nhà gái theo thứ tự ông bà, cha mẹ, chú rể, đội bưng quả cùng các thành viên trong gia đình. Lúc này, nhà gái sẽ cử đại diện ra chào đón nhà trai. Sau đó, đội nam bưng quả sẽ trao lễ vật cho nhà gái.
>> Xem thêm: Dịch vụ nấu tiệc tại nhà uy tín tại TP.HCM
Cô dâu ra mắt hai họ.
Sau khi nhận tráp của họ nhà trai, gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào hỏi gia đình nhà trai. Ở một số nơi, trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi.
Sau khi chú rể lên đón cô dâu, cô dâu sẽ đi xuống và chào hỏi, rót nước mời gia đình chú rể và ngược lại chú rể cũng sẽ rót nước và mời gia đình cô dâu.
Thắp hương trên bàn thờ của nhà gái
Sau khi cô dâu ra mắt họ nhà trai, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên. Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái để chú rể ra mắt ông bà, tổ tiên.
Bàn bạc về lễ cưới
Sau khi cô dâu, chú rể cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai bên gia đình sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới sẽ diễn ra. Trong khoảng thời gian hai bên gia đình đang bàn bạc tiệc cưới, cô dâu và chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.
Nhà gái lại quả cho nhà trai
Cuối cùng, nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Lễ nên được chia đều cho hai bên và phải được chia hoàn toàn bằng tay, tránh dùng dao kéo. Mâm quả khi trả lễ phải để ngửa nắp.
Nghi thức lễ đính hôn công giáo bạn đã biết ?
Khác với các đạo khác, các gia đình công giáo thường sẽ đến nhà thờ để tổ chức lễ đính hôn hay lễ cưới của mình. Để hiểu rõ hơn mời bạn tìm hiểu về 8 bước tổ chức lễ đính hôn của người công giáo cùng Trong Ận để xem thử diễn ra như thế nào nhé ?
Phần mở đầu buổi lễ
Phần này thường sẽ do NHD phát biểu, nó sẽ là lời cầu nguyện để Chúa có thể ban phúc lành cho đôi trẻ. Đoạn mở đầu này tùy theo từng người nhưng thông thường nó cũng khá ngắn tầm từ 150 đến 200 để nói lên nguyện vọng của đôi trẻ có thể về đến bên nhau.
Sau khi kết thúc phần phát biểu thì CĐ sẽ cùng nhau đọc lời nguyện cầu với Đức Chúa.
Phát biểu thay lời Chúa
Dựa vào bài trích dẫn sách Không Ngoan ( KN 9,1-4.11) người đại diện sẽ đọc phần này. Như thể hiện lời của Chúa khuyên răn, dạy bảo đôi trẻ cùng gia đình 2 họ. Đọc xong thì tất cả mọi người trong buổi lễ phải gửi lời tạ ơn đến Chúa.
Lời khuyên
Nhà gái sẽ đứng lên trước phát biểu lời khuyên của mình dành cho đôi trẻ. Để định hướng cho 2 người về cuộc sống gia đình sau này.
Lời hứa của cặp đôi làm lễ đính hôn
Trước tiên đại diện nhà Trai sẽ đứng lên cảm ơn Chúa, sau đó gửi lời hứa đến Chúa cùng với quan viên hai họ.
Phần tiếp sẽ là 2 người cùng nhau thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và đọc chung lời hứa của mình.
Lời cầu nguyện
Sau khi đã hứa xong, thì cặp đôi sẽ đọc lời nguyện cầu của mình với Chúa để hằng mong cuộc sống gia đình sau này được hạnh phúc, ấm êm.
Kinh lạy cha
Phần tiếp theo chính là mục để gửi lời cảm ơn thông qua bài Kinh Lạy Cha. Cả 2 người cùng nhau đọc để tỏ lòng biết ơn.
Lời nguyện
Phần nguyện cầu cuối cùng trước khi kết thúc lễ là do nhà trai phát biểu. Với ước vọng cầu xin Cha đoái thương chúc lành và thánh hóa thời gian làm lễ đính hôn của đôi trẻ.
Kết thúc buổi lễ
Sau cùng sẽ là một bài thánh ca tạ ơn để kết thúc nghi lễ đính hôn của người Công Giáo.
Lời kết
Để đám cưới diễn ra suôn sẻ và đẹp lòng hai bên gia đình, đám hỏi là một nghi lễ không thể thiếu và cần được thực hiện một cách trang trọng, chỉn chu. Vốn được xem là nét đẹp trong văn hoa cưới hỏi của người Việt, cô dâu chú rể nên dành nhiều thời gian để chuẩn bị thật chu đáo cho lễ ăn hỏi nhé.
Ngoài ra, bên cạnh các vấn đề nghi lễ thì chúng ta cũng nên quan tâm đến phần trang trí, sính lễ, nội dung của các bài phát biểu.... nếu có thể thì nên thuê hoặc nhờ ai đó làm MC cho lễ đính hôn của mình là tốt nhất.
- Dịch vụ nấu ăn trọn gói tại nhà & công ty (28.10.2023)
- Lời dẫn MC chương trình thôi nôi ngắn gọn đầy đủ (02.10.2023)
- Cúng thôi nôi lúc mấy giờ sẽ tốt nhất cho bé trai và bé gái (02.10.2023)
- 30 lời chúc thôi nôi ngắn gọn cho bé trai và bé gái (02.10.2023)
- Thực đơn tiệc thôi nôi tại nhà ngon hấp dẫn (29.09.2023)