- Đặt nấu tiệc tại nhà
- Đặt tiệc bàn - Dịch vụ tổ chức tiệc bàn uy tín tại TPHCM
- Tiệc tân gia
- Đặt tiệc chay
- Kinh nghiệm tổ chức tiệc Công ty trọn gói
- Đặt tiệc tại nhà Bến Cát
- Đặt tiệc BBQ - Dịch vụ tổ chức tiệc BBQ
- Đặt tiệc tại nhà ở Nhà Bè
- Dịch vụ Đặt tiệc tại nhà quận Bình Thạnh
- Bảng giá cho thuê thiết bị tổ chức sự kiện, đãi tiệc
- Dịch vụ tổ chức và bảng báo giá tiệc cưới trọn gói TPHCM
- Tổ chức lễ khai trương trọn gói
- Dịch vụ tổ chức tiệc Buffet trọn gói ngon tại nhà
- Đặt tiệc tại nhà Bình Tân
- Tiệc thôi nôi là gì ? Kinh nghiệm đặt tổ chức tiệc cho bé
- Đặt tiệc tại nhà Củ Chi
- Đặt tiệc tại nhà Bình Dương
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 11
- Đặt tiệc tại nhà Biên Hòa
- Tiệc tất niên trọn gói
- Đặt tiệc tại nhà quận 9
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 10
- Trang trí nhà - bàn gia tiên trọn gói
- Dịch vụ Nấu tiệc tại nhà quận Bình Tân uy tín, chất lượng
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 4
- Dịch vụ nấu cỗ trọn gói tại nhà Hà Nội
- Dịch vụ tổ chức sinh nhật trọn gói đơn giản tại TPHCM
- Đặt tiệc tại nhà Dĩ An
- Đặt tiệc tại nhà Hóc Môn
Các làm mâm quả cưới gồm những gì
Mâm quả cưới hay tráp cưới là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam ta có từ thời xa xưa. Mặc dù vậy nhưng không phải bạn trẻ nào bây giờ cũng biết
Các làm mâm quả cưới gồm những gì
Mâm quả cưới là một trong những nghi thức truyền thống và nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Đối với nhiều bạn trẻ thường sẽ không biết về ý nghĩa của mâm quả cưới là gì ? Trong đó có những gì ?
Bài viết này sẽ giúp bạn biết một phần nào đó về mâm quả cần chuẩn bị cho ngày cưới. Hãy cùng Tiệc Cao Cấp tìm hiểu ngay về nó nhé !
Ý nghĩa của mâm quả cưới là gì ?
Mâm quả cưới đã suất hiện ở Việt Nam từ thời xa xưa, nhưng ngày đó không được gọi với tên này. Thay vào đó người ta thường biết đến với nghi lễ thách cưới của đàng gái đối với đàng trai.
Từ thời cấp 1 chúng ta được học về truyện Vua Hùng kén rể với yêu cầu: Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao. Đây cũng là phần mà Vua Hùng thách cưới Sơn Tinh, Thủy Tinh trong truyền thuyết.
Ở một số vùng còn được gọi là lễ nạp tại, thực chất thì đây chỉ là một được Nhà Trai chuẩn bị để cảm ơn công lao dưỡng dục đối với Bố Mẹ của cô dâu.
Như trước đây một mâm quả quan trọng nhất chính là phần tiền mà nhà gái sẽ thách cưới. Đặc biệt ở một số gia đình người đồng bào thì đây vẫn được xem là điều quan trọng. Nhà gái sẽ đưa ra một số tiền nhất định kèm thêm các món khác đi kèm.
Hiện nay, thì điều này cũng không còn nhiều. Các đám cưới ở Việt Nam vẫn có nhưng chỉ ở hình thức duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống mà thôi.
Trong phần mâm cưới thỉ cũng chỉ để một ít tiền để mang tính tượng trưng, điều quan trọng vẫn là 2 cháu về có thể sống hạnh phúc với nhau suốt đời.
Nếu bạn nào vẫn có ý định thách cưới ngoài khả năng của nhà trai thì bạn nên suy nghĩ lại nhé, vì suy cho cùng bạn yêu cầu càng nhiều vượt quá điều kiện của nhà trai thì sau khi cưới người vất vả vẫn chỉ là bạn và chộng bạn mà thôi.
| Xem thêm: Tổng hợp các mẫu rạp cưới đẹp nhất hiện nay
Mâm quả cưới truyền thống gồm có những gì ?
Trong một mâm quả cưới phải đáp ứng được đầy đủ các yếu tố sau:
- Trầu – Cau: Thể hiện chọ sự bền chặt, gắn bó và lòng chung thủy của 2 vợ chồng
- Trà – Rượu: Sử dụng để dâng lên Ông Bà – Tổ tiên nhằm chứng giám cho đôi trẻ, đây cũng là phần để xin phép cho đám cưới được diễn ra suôn sẻ và 2 bạn có thể sống hạnh phúc bên nhau.
- Mặn – Ngọt: Với những món ăn truyền thống cùng nhằm dâng lên Tổ Tiên kèm với Trà và Rượu.
Ngoài ra, Trà – Rượu và Mặn – Ngọt còn biểu thị cho những cung bậc cảm xúc của cuộc sống gia đình. Sẽ có những lúc đăng, lúc cay, lúc này lúc kia… nhưng sau cùng thì 2 người đều phải cùng nhau cố gắng vượt qua mới có thể có được cuộc sống hạnh phục, bền chặt như Trầu – Cau.
Một mâm quả cưới thường có:
- Trầu - cau
- Trà – Rượu
- Bánh
- Trái cây
- Xôi
- Gà/heo
- Tiền nạp tài
- Vàng cưới ( tùy từng vùng thì vàng sẽ có trong khay hay không )
Sự khác nhau giữa mâm quả của 3 miền
Đối với mỗi miền sẽ có cách chuẩn bị mâm quả cưới khác nhau. Chúng ta hãy xem tử Ở Miền Bắc – Miền Nam – Miền Trung thì mỗi mâm quả sẽ có điều khác biệt nhé.
#1. Giới thiệu mâm quả Miền Bắc
Ở miền Bắc thường mâm quả sẽ đi theo số lẻ: 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm với nhiều loại khác nhau. Mâm quả cưới ngoài Miền Bắc sẽ được gọi với cái tên là tráp cưới hoặc tráp ăn hỏi.
Phần tráp cưới sẽ được cột lại theo dạng tầng tháp, đặt trên một cái khay. Mỗi khay sẽ được một bạn bưng lễ phụ trách cầm và trao cho người bưng lễ của nhà gái.
Mỗi phần lễ bên trong đều phải đi theo sỗ chắn, như 2 phần trầu, 2 phần cau, 2 chai rượu….
#2. Mâm quả cưới của người Miền Trung
Khác với Miền Bắc thì ở Miền Trung số mâm quả sẽ đi theo số chẵn: 2 – 4 – 6 – 8…. Đặc biệt trong đó ngoài Trà – Rượu, Trầu – Càu thì Bánh Phu Thê cũng bắt buộc phải có trong khay mâm quả.
Ngoài ra, các phần khác thì có thể tùy theo từng tỉnh thành nhưng tất cả đều dựa trên quy chuẩn của một mâm cưới truyền thống mà mình có chia sẻ ở trên.
#3. Mâm quả cưới của người Miền Nam
Đối với những người gốc Miền Nam thì mâm quả là điều khá quan trọng, nó đại diện cho sự hạnh phúc bền chặt và lòng thành từ phía chàng rể đối với nhà ngoại.
Dù là số mâm quả cưới hay các lễ vật trong khay đều phải đi theo số chẵn. Mỗi phần trong mâm quả cưới của người Miền Nam đều mang lại một ý nghĩa rất đặc biệt. Chẳng hạn như 6 mâm quả thì mang ý nghĩa là mang đến nhiều tài lộc cho đôi trẻ.
Nếu như có 60 hay 80 quả trầu cau thì nó có ỹ nghĩa là đôi trẻ sẽ sống bên nhau đến hết 60 năm hoặc 80 năm của cuộc đời.
Đặc biệt ở Miền Tây thì phần mâm quả cưới còn có nhiều nét đặc trưng hơn với phong tục riêng của người dân nơi đây.
Ý nghĩa của từng loại khay tráp cưới
Ông Bà ta từ xưa khi yêu cầu tráp cưới đều mang một ý nghĩa rất riêng, mục đích cuối cùng đều là mong muốn con em của mình được sống hạnh và vui vẻ.
Hãy xem thử từng khay quả sẽ có ý nghĩa cụ thể như thế nào nhé !
#1. Ý nghĩa của khay Trầu Cau
Trầu luôn luôn đi với Cau đây là điều mà tất cả chúng ta đều đã biết, có rất nhiều sự tích cũng đã nói về Trầu Cau, tất cả nều nói đến lòng thủy chung của 2 người đối với nhau.
“Miếng Trầu là đầu câu chuyện” nó cũng tượng trưng cho sự bắt đầu một cuộc sống mới của 2 bạn trẻ. Cau khi ăn cùng Trầu sẽ có màu đỏ nâu tượng trưng cho sự nống ấm, hình ảnh này chúng ta sẽ hình dung ra ngay sự thủy chung của 2 người với nhau.
#2. Ý nghĩa của khay Trà – Rượu
Trà và Rượu bên cạnh việc sử dụng để dâng đến Tổ Tiên nhằm thể hiện lòng kính hiếu, thì nó còn có ý nghĩa thể hiện sự gắn bó, thắm thiết của 2 gia đình với nhau.
#3. Ý nghĩa của mâm trái cây
Mỗi loại trai cây sẽ tượng trưng cho một mệnh trong ngũ hành, thể hiện sự hòa hợp của không gian, trời đất.
Mâm ngũ quả sẽ được dâng lên bàn thờ với từng quả sẽ có một ý riêng biệt. Loại quả thì từng vùng miền sẽ có một lựa chọn khác nhau.
Tuy theo âm sắc, ngữ điệu và suy luận. Chẳng hạn như ở ngoài Bắc thì thường chọn Cam, Táo, Lê… nhưng người Miền Nam lại gọi Táo là Bom đây là từ không có nghĩa tốt. Thay vào đó thì họ sẽ chọn Xoài, Thanh Long, Mãng Cầu….
#4. Ý nghĩa của mâm bánh Phu Thê
Đọc cái tên bánh thì chắc hẳn bạn cũng hiểu được phần nào về ý nghĩa của loại bánh này rồi đúng không nao.
Bánh Phu Thê tượng trưng cho người Vợ và Chồng sống keo sơn, gắn chặt với nhau suốt cuộc đời mãi không rời xa nhau.
#5. Ý nghĩa của những khay quả khác
Ngoài 4 loại chính ở trên thì còn có mâm gà, xôi, heo,…. Từng món ăn sẽ lại gợi cho chúng ta ý nghia khác nhau.
Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại mâm quả theo như phong tục gia đình, quê bạn nhưng cũng cần đồng nhất với phía nhà gái để tránh xảy ra những điều không hay nhé.
Tổng kết
Như vậy là Tiệc Cao Cấp đã mang đến cho các bạn những nội dung chính xoay quanh mâm quả cưới hay tráp cưới rồi đó.
Việc của bạn lúc này là hỏi thêm người lớn trong nhà để biết mình sẽ lựa chọn những loại nào cho phù hợp với văn hóa truyền thống của từng nơi.
Đây là một điều quan trọng, nên mọi người nhất định phải chuẩn bị thật kỹ đấy nhé.