- Đặt nấu tiệc tại nhà
- Đặt tiệc bàn - Dịch vụ tổ chức tiệc bàn uy tín tại TPHCM
- Tiệc tân gia
- Đặt tiệc chay
- Kinh nghiệm tổ chức tiệc Công ty trọn gói
- Đặt tiệc tại nhà Bến Cát
- Đặt tiệc BBQ - Dịch vụ tổ chức tiệc BBQ
- Đặt tiệc tại nhà ở Nhà Bè
- Dịch vụ Đặt tiệc tại nhà quận Bình Thạnh
- Bảng giá cho thuê thiết bị tổ chức sự kiện, đãi tiệc
- Dịch vụ tổ chức và bảng báo giá tiệc cưới trọn gói TPHCM
- Tổ chức lễ khai trương trọn gói
- Dịch vụ tổ chức tiệc Buffet trọn gói ngon tại nhà
- Đặt tiệc tại nhà Bình Tân
- Tiệc thôi nôi là gì ? Kinh nghiệm đặt tổ chức tiệc cho bé
- Đặt tiệc tại nhà Củ Chi
- Đặt tiệc tại nhà Bình Dương
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 11
- Đặt tiệc tại nhà Biên Hòa
- Tiệc tất niên trọn gói
- Đặt tiệc tại nhà quận 9
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 10
- Trang trí nhà - bàn gia tiên trọn gói
- Dịch vụ Nấu tiệc tại nhà quận Bình Tân uy tín, chất lượng
- Dịch vụ đặt tiệc tại nhà quận 4
- Dịch vụ nấu cỗ trọn gói tại nhà Hà Nội
- Dịch vụ tổ chức sinh nhật trọn gói đơn giản tại TPHCM
- Đặt tiệc tại nhà Dĩ An
- Đặt tiệc tại nhà Hóc Môn
Những kinh nghiệm tổ chức và 5 menu cho đám giỗ
Đám giỗ, một dịp để kỉ niệm ngày người thân mình ra đi. Đây cũng là lúc cả gia đình sum vầy bên nhau. Thế nhưng, đám giỗ truyền thống của chúng ta có rất nhiều các nghi lễ và quy tắc riêng tùy theo địa phương của bạn. Để không mắc những lỗi cấm kị hay không nên, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ nhiều hơn đám giỗ và những điều cần lưu ý nhé. Tham khảo ngay.
Những kinh nghiệm tổ chức và 5 menu cho đám giỗ
Đám giỗ là một nét văn hóa thờ cúng của người Việt chúng ta. Khác với những quốc gia khác, đám giỗ ở Việt Nam có rất nhiều điểm đặc trưng riêng. Đây là dịp mà tất cả mọi người thân trong gia đình và bạn bè sum họp, cùng tưởng nhớ người đã mất và quây quần bên nhau. Thường thì giỗ sẽ được tổ chức khá lớn tùy vào gia đình của bạn.
Thế nhưng, điểm khó nhất chính là tổ chức đám giỗ, nên chuẩn bị những gì và cần lưu ý những điểm nào? Đừng lo nhé, trong bài viết ngày hôm nay sẽ bật bí tất tần tật cho mọi người.
Đám giỗ là gì
Đám giỗ thường có rất nhiều cách giỗ khác nhau. Nếu nói về giỗ lớn vào các dịp quan trọng như giỗ tổ Vua Hùng, giỗ tổ nghề hoặc giỗ người thân trong gia đình. Đặc biệt là giỗ người thân chắc chắn sẽ là một điều rất quen thuộc đối với cả nhà.
Đám giỗ không rõ là xuất phát từ bao giờ. Nhưng đối với người Việt, đây sẽ là ngày mà người thân ra đi. Để tưởng nhớ người đã khuất đồng thời gia đình sum họp tổ chức đám giỗ đồng thời cũng là mục đích như thế.
Nhà thì làm lớn, linh đình với những mâm cao cỗ đầy, rất nhiều những món ăn khác nhau. Nhà tổ chức đơn giản hơn, đủ thủ tục và tươm tất mâm cúng là được. Mỗi nhà, mỗi gia đình sẽ có những truyền thống khác nhau. Vì vậy, sẽ rất khó để có một quy tắc nhất định về giỗ. Điều quan trọng chính là sự thành tâm và tấm lòng của chúng ta hướng đến ông bà, tổ tiên và người đã khuất có đủ lòng thành và sự tôn trọng hay không.
| Xem thêm: Đi đám giỗ mua gì ? Những gời ý tuyệt vời dành cho bạn
Những mốc thời gian đám giỗ quan trọng nhất
Thông thường, đối với đám giỗ của người thân trong gia đình sẽ luôn là điều cần quan tâm. Ngày nay, phần lớn các thủ tục và các bước đều được tối giản để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, cái truyền thống vẫn phải giữ. Đặc biệt là những mốc thời gian quan trọng trong đám giỗ. Chúng ta sẽ chia nó thành 3 phần khác nhau:
Đám giỗ đầu:
Đây là giỗ đầu sau 1 năm người thân mất. Giỗ này còn có tên gọi khác là Tiểu Tường. Thời gian người thân ra đi còn mới nên sẽ khó tránh được sự bi thương và buồn trong đám. Thế nhưng, sự chỉnh chu và tươm tất vẫn không thể bỏ qua. Những người con trong gia đình vẫn còn mang khăn tang trong đám giỗ.
Đám giỗ hết
Giỗ hết hay còn gọi là Đại Tường. Giỗ được tổ chức 2 năm sau khi người kia qua đời. Vậy nên, tuy thời gian lâu hơn giỗ đầu nhưng không khí tang thương và khăn tang sẽ được kết khăn vào hôm đó.
Đám giỗ thường
Giỗ thường diễn ra 1 năm sau khi giỗ hết. Giỗ thường sẽ giống như một sự tưởng niệm người đã khuất và sự sum họp của tất cả mọi người. Ở giỗ này, không khí tang thương sẽ không còn nhiều thay vào đó là sự tôn trọng và vui. Tất cả chúng ta, dù người còn hay người mất đều có dịp về lại. Cho nên, tùy vào mỗi nhà mà giỗ thường sẽ được làm lớn hay làm nhỏ. Nhưng cuối cùng phải có sự tươm tất và chỉnh chu trong ngày giỗ.
Các thủ tục trong đám giỗ như thế nào là chuẩn nhất
Tùy vào mỗi gia đình mà chúng ta sẽ có những giờ cúng khác nhau. Nhưng thông thường, giò cúng sáng sẽ bắt đầu từ 8 cho đến 10 giờ. Tất cả những thủ tục, chuẩn bị bàn thờ và bàn tiệc đồng thời cũng phải cần thực hiện xong.
- Các món ăn sẽ được bày đủ trên bàn. Từ món mặn, món tráng miệng, nước và trà đều phải xong tươm tất trước giờ cúng.
- Con trưởng sẽ đứng trước bàn thờ lớn, thắp nhang và đọc lời cúng trước ông bà tổ tiên cùng người đã khuất. Tiếp theo là những người trong gia đình và những người đến đám giỗ lần lượt cúng.
- Sau khi nhang đã cháy tàn. Người con trưởng đứng khấn vái lần nữa. Xin phép được dọn thức ăn xuống bên dưới, đốt tiền, quần áo cho người khuất hôm đó.
- Sau khi thủ tục được hoàn thành thì tiệc cho mọi người mới được bắt đầu. Lúc này, tất cả mọi người có thể cùng nhau thoải mái ăn tiệc.
| Xem thêm: Dịch vụ đặt nấu tiệc tại nhà trọn gói uy tín
Menu thực đơn đám giỗ 3 miền
Thực đơn đám giỗ vẫn luôn cần sự chỉnh chu và tươm tất nhất. Dù điều kiện tài chính gia đình như thế nào, quy mô đám giỗ có thể làm lớn hay nhỏ tùy vào khả năng. Thế nhưng, mâm cúng và đãi khách phải thật hoàn hảo.
Thực đơn đám giỗ 3 miền sẽ có những điểm giống và khác nhau. Các món như khai vị, món chính và tráng miệng cần đảm bảo có đủ. Món ăn truyền thống theo đặc trưng vùng miền sẽ được thể hiện rõ tại món chính. Đây chính là linh hồn của bàn tiệc. Chúng ta sẽ cùng tham khảo thực đơn đám giỗ 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Thực đơn miền Bắc
Thực đơn 1
- Gỏi gà ngó sen bánh phồng tôm
- Canh rau củ ngũ sắc hầm sườn heo
- Gà bó xôi
- Thịt đông rau củ
- Chả giò gỏi bắp cải tím
- Xôi xéo lá dứa
- Lẩu bò hầm
- Chè hạt sen
Thực đơn 2
- Bánh chưng
- Thịt gà lá chanh
- Gỏi gà xé phay hành tây
- Bò roti
- Nem rán
- Giò lụa
- Cháo gà hạt sen
- Rau câu nước dừa
Thực đơn miền Trung
Thực đơn 1
- Chả thẻ
- Canh cá thác lác khổ qua
- Bò hấp bia
- Tôm hấp nước dừa
- Miến xào lòng gà
- Canh măng giò heo
- Cà ri bò
- Chôm chôm và xoài
Thực đơn 2
- Gỏi đu đủ tai heo bánh tráng
- Cá hấp tàu xì
- Thịt kho tàu
- Khổ qua nhồi thịt
- Thịt gà rim nước mắm
- Soup hải sản thịt gà
- Lẩu thái
- Bánh ít lá gai
Thực đơn miền Nam
Thực đơn 1
- Gỏi bò bóp thấu
- Soup hải sản rau củ
- Tôm hấp bia
- Thịt bò tái chanh
- Tré trộn miền Tây
- Bò kho bánh mì
- Lẩu cù lao
- Bánh bò thốt nốt
Thực đơn 2
- Thịt heo quay bánh bao
- Mực nhồi thịt chiên xù
- Đậu cuve xào lòng gà
- Tôm hấp nước dừa
- Gà hấp tỏi
- Lẩu mắm cá
- Chè long nhãn hạt sen
Kết luận
Đám giỗ mang một ý nghĩa đặc biệt đối với người Việt Nam chúng ta. Đây là dịp tưởng nhớ người đã khuất đồng thời con cháu được quay quần bên nhau. Thế nhưng, để tổ chức được đám giỗ không bao giờ là chuyện đơn giản. Vì vậy, mọi khâu chuẩn bị cần có sự chỉnh chu và tỉ mỉ nhất định. Đặc biệt, đám giỗ có sự tham dự của những người lớn trong họ trong gia đình thì điều này càng phải được chú ý hơn.
Bạn đang lo lắng không biết nên nấu món gì cho đám giỗ. Vậy thì tham khảo thực đơn trên đây của Tiệc Cao Cấp Trọng Ân để có gợi ý nhé. Giờ thì, không lo nghĩ nữa mà bắt tay vào làm thôi.