Những lưu ý mà mẹ nên biết khi nấu cháo cho bé

Chuẩn bị bữa ăn hằng ngày cho trẻ con rất quan trọng, các mẹ cần phải xem xét đến lượng chất dinh dưỡng bé cần, thành phần các chất và ăn như thế nào là đủ. Đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm. Vì hệ tiêu hóa còn yếu, bé rất dễ mắc các bệnh và triệu chứng về hệ tiêu hóa nếu như chúng ta không cẩn thận. Đừng nghe theo những lời truyền miệng rỉ tai không đúng, hãy quan sát và tìm hiểu kiến thức khoa học để áp dụng cho bé yêu nhà mình nhé. Và tham khảo ngay những lưu ý khi nấu cháo cho bé dưới đây.

Những lưu ý mà mẹ nên biết khi nấu cháo cho bé

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ cần rất nhiều dướng chất trong một bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm, điều này cần được quan tâm nhiều hơn. Nhưng ăn như thế nào là đúng, lượng chất dinh dưỡng bao nhiêu là phù hợp? Đó mới là vấn đề khó.

Và không chỉ là trong việc chọn thực phẩm, mà ngay cả trong quá trình nấu cũng cần được chú ý. Đôi khi chúng ta quên hay lờ nó đi vì nghĩ không quan trọng. Nhưng vô hình chung, chính điều ấy lại ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Vậy thì trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những lưu ý khi nấu cháo cho bé, ghi ngay vào sổ nhỏ của mình và thực hiện luôn nhé.

Nhung luu y khi nau chao cho con
Nhung luu y khi nau chao cho con

Nấu cháo bằng nước xương hầm

Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.

Nhưng thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.

Và mẹ nhớ nên bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.

Cho trẻ ăn quá mặn

Một sai lầm khi nấu cháo cho bé là thêm quá nhiều gia vị vào món ăn của con. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Nhiều mẹ khi nấu cháo cho bé có tư tưởng nêm nếm “vừa miệng” ….mẹ. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì điều này sẽ khiến con dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày bé. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được.

Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẵn như khoai tây chiên giòn, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…để tránh việc bé bị nạp quá nhiều muối vào cơ thể.

Nấu cháo cho bé ăn cả ngày

Vì việc nấu cháo mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường “tiện thể” nấu cho con 1 nồi cháo to đùng để ăn cả ngày cho đỡ mất công.

Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.

Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.

Mẹ nên chú ý và nghiên cứu thật kĩ để tránh mắc phải những sai lầm khi nấu cháo cho bé. Mẹ hãy cố gắng chế biến một tô cháo thơm lừng và bổ dưỡng cho trẻ.

Ăn từ ít đến nhiều

 Quy tắc đầu tiên cần phải nhớ là nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột với một nửa bát con, làm như thế 1-2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm.

Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.

Cân đối các nhóm thực phẩm

 Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác…

Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây.

Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ rằng như thế là đầy đủ chất cho con nhưng thật ra quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.

Can doi cac nguyen lieu
Can doi cac nguyen lieu

Kết luận

Đó là những điều rất quen thuộc hay ngày của chúng ta. Nếu các mẹ không lưu ý sẽ rất dễ mắc vào những lỗi trên. Tùy tác hại không thể hiện rõ ngay, nhưng sự phát triển sau này của bé sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Cung cấp chất dinh dưỡng với một lượng vừa đủ, tập cho trẻ thói quen ăn uống tốt và nhớ kĩ những điều cần lưu ý khi nấu cho cho bé, mình tin rằng các mẹ có thể nấu một bữa ăn thật ngon cho bé.

Ngoài ra, cả nhà còn có thể tham khảo thêm món ăn mới cho thực đơn ăn dặm của bé nữa nhé.

>>>Tham khảo ngay cách nấu cháo óc heo

Xem thêm: NHỮNG MÓN ĂN NGON - TỐT CHO SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

Fanpage facebook

Mon - Sat: 9:00 - 18:00 Sunday CLOSED